Thời Edo hay Thời Tokugawa, 1603-1868 Lịch sử Tokyo

Đến 1590, tướng Tokugawa Ieyasu chọn Edo là đầu não quân sự, đặt định cư quanh khu Edojuku tầm trăm căn nhà. Ieyasu tập hợp các chiến binhthợ thủ công, tăng cường sức mạnh cho thành Edojuku bằng các chiến hào, cầu, phát triển thêm cơ sở vật chất. Thời Edo (Edo jidai) bắt đầu khi Tokugawa Ieyasu trở thành Mạc chúa năm 1603.[3] Ông là nhà cai trị có hiệu quả của Nhật Bản, và Edo của ông đã trở thành một thành phố mạnh mẽ và hưng thịnh như là thủ đô quốc gia. Tuy nhiên, về pháp lý Kyoto vẫn là thủ đô, nhưng Nhật Hoàng thực sự không nắm trong tay quyền lực.

Phần bao ngoài của Thành Edo được hoàn thành năm 1606[4].

Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự phát triển liên tiếp mặc dù đôi chút bị gián đoạn bởi các thảm họa tự nhiên, bao gồm hỏa hoạn, động đấtlũ lụt. Thậm chí hỏa hoạn phổ biến đến nỗi được gọi vui là "hoa của Edo".[5]Vào năm 1657, Đại hỏa hoạn Meireki[6] và một trận hỏa hoạn thảm khốc khác vào năm 1668 kéo dài suốt 45 ngày đã phá hủy phần lớn thành phố.[7]

Tokugawa Ieyasu

Hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị Tokugawa dựa trên kiểm soát kiểu phong kiếnquan liêu, do đó Tokyo thiếu một chính quyền nhất thể. Trật tự xã hội được duy trì bởi tập hợp các chiến binh, nông dân, thợ thủ công, và doanh nhân. Edo dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Nhật và là thành phố lớn nhất thế giới vào thế kỷ 18, với dân số trên một triệu người năm 1800. Edo đi đầu về các thay đổi xã hội, kinh tế so với toàn bộ Nhật Bản thời kỳ 1650-1860. Nhu cầu về tài nguyên và con người cao, thu hút dân nhập cư tăng, tạo được ra nhiều mô hình giao thương mới, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống.[8]

Ruồng bỏ Burakumin

Tokugawa Edo rất hà khắc với các nhóm bộ lạc thiểu số và vô gia cư. Edo áp đặt rất nhiều hạn chế lên những người này còn gọi là "kawata," "eta" và "hinin" (nghĩa đen là "không phải con người"), pháp luật được áp dụng cũng nghiêm khắc hơn, gọi đây là việc ngăn chặn "ô nhiễm" và "dơ bẩn". Điều này làm cho hệ thống chính trị càng mang tính thành kiến và không khoan dung.

Quyền sở hữu đất của địa phương và chính quyền

Thành phố có hai loại quyền sở hữu đất là bukechi và chochi. Hệ thống Bukechi - samurai, thường được sử dụng cho đất thổ cư. Việc mua và bán loại này đều không được phép, vì vậy giá trị của những thửa đất kiểu này không xác định được. Hệ thống Chochi áp dụng với dân thường, thương nhân, thợ thủ công, cho cả mục đích để ở hoặc thương mại. Chochi công nhận quyền sở hữu tư nhân; mỗi mảnh đất đều có giá trị xác định. Trong những năm 1870, Minh Trị Duy Tân cải cách và xóa bỏ hệ thống samurai, toàn bộ đất bukechi bị áp dụng luật chochi, từ đó xóa bỏ được một trong nhiều đặc quyền quan trọng của một bộ phận giai cấp phong kiến. Tuy không có cơ quan trung ương nào ở Tokyo, nhưng hệ thống các quận, huyện địa phương khá phức tạp. Các quyết định tại mỗi quận được đưa ra bởi machi bugyó (thường là hai người nam giới). Họ đưa ra các quyết định hành chính và chuyển lên cấp trên toshiyori (thường là ba người, cha truyền con nối). Nanushi, hay người lãnh đạo sẽ cầm quyền trên mỗi khu vực, mỗi khu vực này có hàng tá các thị trấn con. Sau năm 1720, nanushi được tổ chức lại thành 20 phường hội. Việc bảo vệ đô thị chỉ toàn những căn nhà gỗ khỏi hỏa hoạn là một thách thức rất lớn; vào năm 1657, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi tới hai phần ba Edo, làm chết 100,000 người. Thường thì các thành phố lớn không thể tự cung cấp đủ gạo cho bản thân, do đó chính phủ có một hệ thống kho thóc để giải quyết tình trạng này. Machikaisho là một kho thóc rất lớn được xây dựng trong thời kỳ Cải cách Kansei. Điều này cũng góp phần làm tăng sức mạnh chính phủ, những kho thóc kiểu này dùng khi có thành phố nào thiếu lương thực hoặc cho các điền chủ vay với lãi suất thấp.[9]

Hệ thống trường học

Với luật Tokugawa, chỉ một số ít các trường ưu tú giảng dạy các tác phẩm văn học. Những trường tiêu biểu khác là Shoheiko (1790) nghiên cứu Nho giáo cổ điển, Kaiseigo (1885) nghiên cứu Tây học, và Igakusho (1863) nghiên cứu y học phương Tây. Năm 1877, cả ba hợp lại thành Đại học Tokyo.

Dấu mốc quan trọng

  • 1707 Xảy ra vụ phun trào Hoei của núi Phú Sĩ.[10][11]
  • 1721 Edo trở thành thành phố lớn nhất Thế giới với khoảng 1,1 triệu dân.[12]
  • 1772 Đại hỏa hoạn Meiwa làm thương vong khoảng 6,000 người.[13]
  • 1855 Đại động đất Edo gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.[14][15]
  • 1860 Ii Naosuke, người ủng hộ mở cửa Nhật Bản giao lưu với phương Tây bị một samurai nổi loạn bài ngoại ám sát.[16] Cuối thời kỳ bakumatsu được đánh dấu bằng sự gia tăng các hoạt động chính trị ở Edo và sự xung đột liên quan đến các mối quan hệ với phương Tây.
  • 1867 Vị shogun cuối cùng của Nhật Bản, Tokugawa Yoshinobu chấm dứt thời kì shogun Nhật Bản khi ông đầu hàng và quyền lực giờ năm trọn trong tay Hoàng đế.[17]
  • 1868 Nhà vua lần đầu tới Tokyo, và Thành Edo trở thành Cung điện Hoàng gia.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử Tokyo http://www.amazon.com/Edo-Paris-Urban-State-Modern... http://www.amazon.com/Historical-Dictionary-Dictio... http://www.amazon.com/Tokyo-Edo-Showa-1867-1989-Em... http://www.amazon.com/Yokohama-Burning-Deadly-Eart... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&dq=n... //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA413 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA414 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA416 http://books.google.com/books?id=p2QnPijAEmEC&clie... //books.google.com/books?id=p2QnPijAEmEC&pg=PA167